

Xem nhiều
Lịch sử về người Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện Thiệu Hóa
Sáng ngày 10/7 /2018 Huyện ủy, HĐND - UBND, MTTQ các Ban ngành Đoàn thể tổ chức dâng hương nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện Thiệu Hóa (10/7/1930 - 10/7/2018)
Nhà giáo - Nhà cách mạng
Lê Công Thanh sinh ngày 15 tháng 1 năm 1900 tại làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân bậc trung, là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em. Từ nhỏ Lê Công Thanh được cha mẹ cho đi học chữ Hán. Đến năm 1919, khi Nhà Nguyễn bỏ chữ Hán, Ông chuyển sang học Quốc Ngữ và tiếng Pháp. Sau đó, Ông theo học ngành sư phạm và được cử về dạy học tại trường Tiểu học tổng Kim Khê (nay là huyện Đông Sơn), tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1925-1926 Lê Công Thanh tham gia các phong trào thanh niên học sinh yêu nước đòi ân xá cụ Phân Bội Châu, để tang và làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Năm 1926, ông gặp Lê Hữu Lập và bắt đầu đi theo phong trào thanh niên cách mạng do Lê Hữu Lập truyền bá tư tưởng. Tháng 5 năm 1926, ông cùng Lê Hữu Lập thành lập Hội đọc sách báo, gồm 10 người, gọi là Thập nhân Chi hội. Thành viên của Hội chủ yếu là các nhà giáo dạy ở Đông Sơn, Quảng Xương, và Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Lê Công Thanh là người đứng đầu Chi hội, chuyên tổ chức và chủ trì các buổi gặp mặt để nói chuyện và bàn bạc về thời cuộc.
Đầu năm 1927, Lê Công Thanh tổ chức hội nghị tại chùa Quan Thánh ở Núi Nhồi, xã Đông Sơn trong đó có sự tham dự của Lê Hữu Lập. Tại đây Lê Hữu Lập đã đọc điều lệ, giải thích rõ tôn chỉ, mục đích của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và các hội viên đã nhất trí ký vào văn bản gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.
Tháng 4 năm 1927, Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội được thành lập tại Thanh Hóa với Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời có 3 ủy viên là Lê Hữu Lập, Lê Công Thanh và Nguyễn Chí Hiền. Lê Hữu Lập làm Bí thư. Lê Công Thanh được phân công phụ trách các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân và tiếp tục gây dựng cơ sở ở các huyện Tĩnh Gia và Nông Cống. Cuối năm 1927, theo phong trào thành lập chi điếm Hưng Nghiệp hội xã do Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội phát động, Lê Công Thanh đã trực tiếp thành lập tiểu chi điếm chợ Đu tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 4 năm 1928, Hội nghị đại biểu Thanh niên Thanh Hóa được tổ chức tại chùa Quan Thánh Núi Nhồi với sự tham dự của 20 đại biểu, đại diện cho các Chi bộ ở 9 huyện và Thành phố của tỉnh Thanh Hóa. Hội nghị đã chính thức bầu Ban chấp hành Tỉnh bộ gồm 7 đồng chí, trong đó Lê Hữu Lập được bầu làm Bí thư, Lê Công Thanh được bầu làm ủy viên phụ trách tuyên truyền.
Tháng 6 năm 1929, sau khi Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội giải tán để thành lập Đảng Cộng sản, Lê Công Thanh đã về huyện Thọ Xuân thành lập Chi bộ lâm thời lấy tên là Quần Kênh - Neo.
Tháng 8 năm 1929, Lê Công Thanh thoát ly khỏi tỉnh Thanh Hóa do Tỉnh bộ bị lộ, nhiều đồng chí bị bắt giam, một số đồng chí bị truy nã. Ông sang Nam Định, gặp Khuất Duy Tiến (lúc này là Ủy viên Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng tại Nam Định). Ông được kết nạp vào Đảng và phụ trách công tác tuyên huấn của Đảng bộ Nam Định với bí danh là Mai. Thời kỳ này, Lê Công Thanh đã biên soạn nhiều tài liệu phổ thông để tuyên truyền trong quần chúng công nhân lao động (bao gồm Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, Chủ nghĩa tư bản, Thặng dư giá trị, Cách mạng Nga, Công hội đỏ và biên tập báo Búa liềm). Tháng 10 năm 1929, Lê Công Thanh được cử về Hà Nam để xây dựng Đảng bộ tỉnh. Ông đã gặp và làm việc với các Chi bộ Thanh niên ở các Huyện (Ngọc Lũ, Bình Trung, Lũng Xuyên, Hòa Lạc...), bàn bạc chuyển thành các Chi bộ Đảng Cộng sản, sau đó thành lập các Huyện ủy.
Tháng 3 năm 1930, Ông triệu tập đại biểu của các huyện về Lũng Xuyên tổ chức hội nghị để thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Nam và được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Hà Nam. Tháng 10 năm 1930, Lê Công Thanh đi dự cuộc họp Xứ ủy Bắc Kỳ và được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách Hà Nam và Thái Bình, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Thời kỳ này, Ông đã trở thành cầu nối giữa Thanh Hóa với Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Lê Thế Long và Nguyễn Doãn Chấp hình thành các Chi bộ tại các huyện của Thanh Hóa. Kết quả, ngày 29/7/1930 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định của Xứ ủy Bắc Kỳ, Nguyễn Doãn Chấp chỉ đạo hội nghị và Lê Thế Long được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đến tháng 2 năm 1932, Ông bị bắt tại Nam Định, bị kết án 15 năm tù, giam tại Hỏa Lò (Hà Nội) và Lao Bảo (Quảng Trị). Tháng 7 năm 1936, nhờ có Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền với chủ trương thả tù chính trị, Lê Công Thanh được trả về và bị quản thúc tại quê nhà (làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Tại quê nhà, ông tiếp tục mở các lớp dạy Quốc ngữ cho thanh thiếu niên trong làng và các vùng lân cận. Tháng 1 năm 1944, thầy giáo Lê Công Thanh bị bắt và giam tại nhà lao Thanh Hóa. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, tất cả tù chính trị được trả tự do, Ông cũng được trả tự do trong dịp này.
Tháng 8 năm 1945 đến tháng 6 năm 1946 ông làm trưởng thôn kiêm giáo viên bình dân học vụ. Tháng 7 năm 1946 đến tháng 12 năm 1950 ông làm Ủy viên và Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Thiệu Hóa, Bí thư chi bộ cơ quan văn phòng Ủy ban huyện.
Năm 1951 Ông làm Hội thẩm và Thẩm phán Tòa án huyện Thiệu Hóa. Tháng 1 năm 1952 đến tháng 12 năm 1963 Ông làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Thiệu Hóa và Hội thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Từ tháng 1 năm 1964 Ông nghỉ hưu và tham gia các phong trào ở địa phương. Ông mất ngày 1 tháng 6 năm 1975 tại quê nhà, làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Thiệu Toán, huyện Thiệu hóa), tỉnh Thanh Hóa.
| Trần Ngọc Tùng Phó trưởng phòng VH&TT huyện Thiệu Hóa
|
VƯƠNG XUÂN CÁT
Người Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa
Vương Xuân Cát sinh năm 1901 tại làng Phúc Lộc tổng Phù Chẩn (nay là thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến), sinh ra lớn lên trong một gia đình có nề nếp nên ông sớm trở thành người có tri thức.
Đầu năm 1926, ông tham gia vào nhóm đọc sách, báo Thập nhân chi hội và sau đó được người chú là Vương Mậu Kiểm giới thiệu vào tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Vốn nhạy cảm với thời cuộc lại được huấn luyện chu đáo, Vương Xuân Cát đã cùng các đồng chí của mình tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về đường lối cách mạng đấu tranh chống bọn cường hào ác bá chèn ép nhân dân, chống các hủ tục lạc hậu, vận động nhân dân học chữ Quốc ngữ, tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn; đấu tranh chống bọn lý hương chiếm đoạt công điền, công thổ của dân.
Cuối năm 1929 địch khủng bố ráo riết, nhiều cán bộ lãnh đạo ở Thiệu Hóa trong các tổ chức Tân Việt, Thanh niên cách mạng đồng chí hội bị bắt, bị giam cầm, tù đầy, số đồng chí còn lại phải trốn tránh, lánh đi tỉnh khác hoạt động. Vương Xuân Cát và một số đảng viên, hội viên còn lại nằm im chờ đợi thời cơ hoạt động. Đầu năm 1930, ông đã cùng các đồng chí Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc, Lê Chủ, Lê Huy Toán và một số đảng viên khác chắp mối liên lạc với nhau tiếp tục hoạt động, xây dựng lại cơ sở cách mạng; cũng trong thời kỳ này, ông Lê Công Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam và ông Thanh đã đề nghị với Xứ ủy Bắc Kỳ cử người về Thanh Hóa xây dựng cơ sở Đảng. Được Xứ ủy chấp thuận cử Lê Doãn Chấp về bắt mối với Vương Xuân Cát.
Ngày 10/7/1930 dưới sự chỉ đạo của Lê Doãn Chấp hội nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa được tổ chức tại nhà thờ họ Vương làng Phúc Lộc (Thiệu Tiến). Tại hội nghị đồng chí Vương Xuân Cát được bầu làm Bí thư chi bộ; sau khi nhận nhiệm vụ ông đã nêu hướng hoạt động trước mắt là dựa vào các tổ chức quần chúng của Thanh niên cách mạng đồng chí hội để tuyên truyền giác ngộ quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động cách mạng, bồi dưỡng phát triển đảng viên; đồng thời phân công các đảng viên trong chi bộ phụ trách từng vùng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh, củng cố và phát triển cơ sở Đảng. Do đó từ 4 đảng viên ban đầu đến tháng 12/1930 chi bộ Phúc Lộc đã có 11 đảng viên chia làm hai tiểu tổ. Tiểu tổ ở tổng Xuân Lai do Hoàng Trọng Bình làm tổ trưởng, tiểu tổ ở tổng Phù Chẩn do Vương Xuân Cát làm tổ trưởng.
Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng ở Thiệu Hóa. Lúc này Vương Xuân Cát cùng các đảng viên trong chi bộ tập trung xây dựng các tổ chức quần chúng, nòng cốt là Nông hội đỏ được thành lập ở nhiều làng trên địa bàn Thiệu Hóa, lan sang cả Thọ Xuân, Yên Định. Phong trào đang lên cao thì tháng 12/1930, địch tổ chức lùng sục triệt phá các tổ chức quần chúng ở tổng Xuân Lai, Phù Chân; 7 trong số 11 đảng viên ở chi bộ Phúc Lộc bị bắt, trong số đó có Vương Xuân Cát. Ông bị giam ở nhà lao Thanh Hóa 3 tháng, sau đó chúng đưa đi giam cầm ở nhà tù Lao Bảo. Trong chốn lao tù khổ ải Vương Xuân Cát luôn nêu cao chí khí của người cách mạng, người cộng sản kiên cường, bất khuất, chống chế độ lao tù hà khắc, chống tra tấn dã man, đòi cải thiện chế độ sinh hoạt đối với tù chính trị. Năm 1936 khi Mặt trận bình dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp, phong trào đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi ân xá cho tù chính trị ở các nơi lên cao, thực dân phong kiến ở Việt Nam buộc phải thực hiện ân xá cho tù nhân chính trị Vương Xuân Cát cùng nhiều đảng viên cộng sản Tân Việt, các chiến sĩ yêu nước được thả tự do. Ra tù ông về sinh sống với gia đình và tìm cách bắt liên lạc với tổ chức Đảng. Chính quyền thực dân vẫn luôn luôn theo dõi ông, chúng áp dụng hình thức quản chế tại gia đối với ông. Với hình thức này buộc ông không được đi đây, đi đó; rời khỏi nhà một bước là phải được phép của hương lý, có khách lạ đến nhà là phải trình báo với chúng. Mặc dù vậy ông vẫn tìm đủ mọi cách để liên lạc được với ông Lê Chủ, Vương Xuân Thuông tiếp tục hoạt động củng cố gây dựng các cơ sở quần chúng, đưa những người giác ngộ cách mạng tham gia ứng cử vào hội đồng hương chính (chính quyền thực dân) để khống chế và loại trừ những tên tay sai trong bộ máy chính quyên thực dân ở cơ sở. Đầu năm 1940 Vương Xuân Cát cùng các đảng viên trong chi bộ Phúc Lộc, Yên Lộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh vạch mặt bọn lý hương không được nhũng nhiễu dân, hăm dọa dân khi tham gia các tổ chức cách mạng, cũng trong năm 1940 thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần 6, Vương Xuân Cát chỉ đạo thành lập hội Phản đế cứu quốc ở làng Phúc Lộc rồi lan rộng ra khắp tổng Xuân Lai, Phù Chẩn. Hội lấy lực lượng tự vệ làm nòng cốt bảo vệ các cơ sở quần chúng, các cơ quan của huyện, tỉnh, bảo vệ giải vây cho các cán bộ hoạt động trong vùng khi bị địch bao vây truy nã. Hội có nhiệm vụ thường xuyên luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí thô sơ, tổ chức thành lực lượng bán vũ trang quyên góp ủng hộ các chiến sĩ ở chiến khu Ngọc Trạo, xây dựng lực lượng hậu bị tiếp ứng cho chiến khu khi cần thiết.
Tháng 10/1941, chiến khu Ngọc Trạo bị vỡ, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, Thiệu Hóa bị địch tấn công, khủng bố ác liệt, địch giăng mạng lưới mật thám dày đặc ở khắp nơi. Bọn tay sai ngày đêm lùng sục phá hoại cơ sở cách mạng, ly gián cán bộ với nhân dân, có nơi như Yên Lộ chúng cho lính về đóng đồn, phát quang cây cối hai bên đường làng, đắp đường cho xe cơ giới đi vào nông thôn, dỡ nhà, cướp bóc tài sản, đào mồ mả cha ông của những chiến sĩ cộng sản đã bị bắt. Chúng còn bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dâu cho chúng. Ở nhiều làng còn bị chúng bắt đi phu ở Lai Thành, Kênh Than, Hói Đào... Nhật, Pháp cấu kết với nhau đàn áp phong trào cách mạng Thiệu Hóa. Mặc dù vậy Vương Xuân Cát vẫn vững vàng cùng các chiến sĩ cộng sản trong Đảng bộ phủ Thiệu Hóa lãnh đạo quần chúng đấu tranh ngoan cường với địch. Tháng 12/1942 ông vận động được 80 người dân Quan Trung (Thiệu Tiến) đấu tranh chống bọn lý hương biển thủ muối, diêm. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về việc thành lập Thanh Hóa ái quốc hội. Ông đã tích cực vận động các hội viên Phản đế cứu quốc làm nòng cốt cho phong trào nhờ đó Ái quốc hội đã được thành lập ở một số cơ sở Đảng trong vùng.
Tháng 3/1943, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, các cơ sở Thanh Hóa ái quốc hội ở Thiệu Hóa nhanh chóng chuyển thành các đoàn thể cứu quốc như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh). Vương Xuân Cát, Lê Văn Mạc được phủ ủy Thiệu Hóa phân công thành lập tổ chức Việt Minh ở Phúc Lộc; Phạm Đình Sáng, Phạm Đình Hiểu lãnh đạo tổ chức Việt Minh ở Quan Trung (Thiệu Tiến). Trong cao trào tiền khởi nghĩa, vùng Quan Trung, Phúc Lộc đã thành lập được 5 trung đội tự vệ chiến đấu có vũ khí thô sơ, được huấn huyện quân sự chu đáo, do Phạm Đình Hướng chỉ huy là lực lượng chủ công tham gia cướp chính quyền Thiệu Hóa trong ngày tổng khởi nghĩa 19/8/1945.
Cách mạng Tháng tám thành công, Vương Xuân Cát tham gia công tác chính quyền, Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính xã Thành Công, ông cùng các đảng viên trong chi bộ Thiệu Tiến tích cực công tác xây dựng chính quyền non trẻ, vận động nhân dân tham gia tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, lúa khao quân, tham gia bồ đội, dân công trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Tích cực vận động nông dân thực hiện chủ trương đòi giảm tô, cải cách ruộng đất, tham gia mọi phong trào thi đua yêu nước. Năm 1956, ông nghĩ công tác, 19 năm sau thì mất, thọ 65 tuổi.
Vương Xuân Cát người Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập.
| Ngọc Tùng Phòng VH&TT huyện Thiệu Hóa |

Tin khác
Tin nóng
- Công tác Đoàn và phong trào TTN tháng 02 năm 2021
- “V/v tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 dịp tết Tân Sửu”
- “V/v tham gia phòng chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021”
- “ V/v triên khai các hoạt động hảo đảm trật tự, an toàn giao thông gan với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết nguyên đản Tân Sìru và Lễ hội xuân 2021
- tài liệu sinh hoạt quý I/2021
- V/v Triền khai tuyên truyền Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chỉnh phủ về quàn lý, sử dụng pháo”
- “V/v ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19”
- “ V/v Phòng, chong dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn huyện”
- “ V/v triên khai các hoạt động hảo đảm trật tự, an toàn giao thông gan với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tet nguyên đản Tân Sìru và Lễ hội xuân 2021 ”
- “V/v tổ chức các hoạt động đón Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021”
- “V/v chỉ đạo công tác tuyển quân năm 2021”
- Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong Quý I năm 2021
- Triển khai thực hiện công trình thanh niên hằng năm Triển khai công trình thanh niên Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Tổ chức ngày hội “ Tuổi trẻ hướng về quê hương” Tết Tân Sửu 2021
- Tổ chức “Ngày đoàn viên” năm 2021
- Kết nạp đoàn viên mới “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”
- Tổ chức ngày hội “ Tuổi trẻ hướng về quê hương” Tết Tân Sửu 2021
- Công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2021
- Tổ chức thực hiện “90 ngày thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021)
- Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong Quý I năm 2021